(*) Note lại để khi ta thấy mệt, ta thấy khó, ta thấy nản, ta cần nhìn những người như anh mà thấy mình phải cố gắng hơn.
----------------------------
"Tôi có được như ngày hôm nay, là nhờ gia đình. Đó là sức mạnh lớn nhất khiến tôi học như điên cuồng hồi nhỏ. Hồi đó thì không nghĩ được gì sâu sắc đâu, chỉ thương bố mẹ vất vả quá. Nói thế nào nhỉ, tôi đã có một tuổi thơ không thực sự dễ dàng. Làm đủ mọi nghề, thu ngô thu lúa về đến nhà là bị tróc nợ sạch sành sanh. Ăn độn nhiều năm. Chăn trâu, kiếm củi, đóng gạch, bốc vác thuê cũng không ít năm. Đến bây giờ tôi vẫn còn sợ ăn rau cải bắp và bí đỏ vì hồi đó phải ăn nhiều quá. Bố mẹ thì chỉ nói mỗi câu “chỉ có học mới thoát cảnh này con ạ”. Và thế là tôi học, chả có gì kỳ diệu cả. Giờ nhìn lại tôi thấy mình thật may mắn, vì chỉ khi nào người ta bị đẩy vào hoàn cảnh thực sự khó khăn thì sức chiến đấu mới mạnh mẽ được.Những câu thơ không tròn:
Giấu sau những cánh hoa mềm
Bao nhiêu mảnh đời khắc khổ
Có cả nét cười của bố
Những nếp nhăn hằn trên nương
Mình có thể nhăn nheo, nhàu nát, có thể từ chối hết những cuộc vui. Nhưng không thể để nếp nhăn của bố hằn thêm!(Phùng Tiến Công)"
Chơi với Công lâu, tôi mới
biết Công làm thơ rất hay. Công làm thơ như một cách giải toả cho một
cái đầu “nghĩ nhiều, nghĩ suốt ngày”, như Công nói. Nhưng hình như Công
làm thơ còn là một cách để tuyên bố cái “chủ động”, cái “nhân vi” của anh khi bôn tẩu giữa cuộc đời…
Hất mái tóc một chiều đông ngược gió
Chờ đợi chi hỡi cây mùa lá đỏ
Cánh chim trời biết mấy nẻo thiên di?
Như một lần Công trả lời phỏng vấn trên báo: “đường là do ở chân mình thôi”. Cái số “thân cư thiên di” của anh, một phần là do “trời bắt thế” (Công tự nhận là… tin tử vi lắm), một phần là do Công chọn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét